SaDecFriends
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SaDecFriends

I Love SaDec
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Hôn lễ người Hoa xưa và nay

Go down 
Tác giảThông điệp
PHONGGANHHAO
Tú tài
Tú tài
PHONGGANHHAO


Nam
Tổng số bài gửi : 357
Age : 47
Đến từ : Nha Mân - Châu Thành - Đồng Tháp
Họ & tên thật : Trần Thanh Phong
Trường - Niên khoá : Do Chieu - 1994 - 1995
Registration date : 11/06/2008

Hôn lễ người Hoa xưa và nay Empty
Bài gửiTiêu đề: Hôn lễ người Hoa xưa và nay   Hôn lễ người Hoa xưa và nay EmptyWed Jul 16, 2008 12:08 am

Hôn lễ người Hoa xưa và nay


Cũng như các dân tộc khác, người Hoa quan niệm hôn nhân là chuyện vô cùng hệ trọng có tính quyết định cả cuộc đời con người nên tất cả các nghi thức hành lễ, nhất nhất phải tuân theo các nghi thức của ông bà, tổ tiên để lại. Mặt khác, do ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến Trung Hoa nên hôn lễ của người Hoa còn bị ràng buộc bởi nhiều nghi thức phiền phức khác.

Tuy nhiên, do quá trình cộng cư lâu dài của họ với cư dân bản địa trên mảnh đất Nam bộ trù phú đã có sự giao thoa trong văn hóa tín ngưỡng, lối sống... Và vì vậy, đám cưới của người Hoa ngày nay đã đơn giản hóa rất nhiều thủ tục phiền phức, chú trọng đến tình yêu lứa đôi nhưng không kém phần trọng thể trong việc cử hành hôn lễ.

Mặc dù họ là những lưu dân đã rời bỏ quê hương xứ sở nhưng những giáo lý Khổng-Mạnh cũng ít nhiều còn nằm sâu trong tư tưởng của họ, nên cuộc sống tha hương nơi đất khách quê người đã có phần giúp họ cởi mở hơn, nhưng không vì thế mà không có phần dè dặt, kín đáo. Cụ thể, lúc đầu những người phụ nữ Hoa ít có dịp ra ngoài, ít được học hành, không được mặc áo tay ngắn khi ra ngoài đường, suốt ngày bận bịu với chuyện bếp núc, bán buôn. Và vì thế, hôn nhân đôi khi không phải là điều mà họ tự do lựa chọn. Chủ yếu là do sự quyết định của ông bà, cha mẹ, thông qua người mai mối. Quan niệm hôn nhân của người Hoa thuở xưa cũng đòi hỏi có sự “môn đăng hộ đối”. Nhà trai mong muốn kiếm được nàng dâu mà gia đình giàu có để nở mặt nở mày, để tương trợ trong việc kinh doanh. Nhà gái thì cũng mong kiếm được một tấm chồng cho con mình sao cho xứng đáng, để gởi tấm thân đài các, cho con có chỗ nương thân suốt đời. Đặc biệt, nếu chàng rể có địa vị xã hội thì càng tốt, bởi họ là những lưu dân nên cuộc sống của họ rất cần được che chở, bảo bọc.

Khi một thanh niên người Hoa vừa ý một cô gái nào đó thì anh ta về thưa với cha mẹ, sau đó cha mẹ sẽ bàn bạc lại với nhau, xem cô gái có ý tứ không, có đảm đang việc nhà không... rồi sau đó mới quyết định. Và khi cha mẹ thỏa thuận với nhau rồi mới đem chuyện cưới hỏi bàn với bà con dòng họ. Khi tất cả đều đồng ý thì cha mẹ của chàng trai mới nhờ bà mai sang nhà gái ngỏ lời dạm hỏi. Bà mai phải là người “mát tay”, gia đình hạnh phúc, hòa thuận. Và quan trọng là các đám do bà mai làm mối trước kia phải có cuộc sống hòa thuận, làm ăn phát đạt thì bà mai đó mới được chọn. Nhiệm vụ của bà mai rất quan trọng, phải nói tốt cho cả hai đàng, thuyết phục bằng mọi cách để hai bên làm thông gia với nhau. Trong trường hợp này, có khi người con gái không biết mặt người chồng tương lai của mình. Khi nhà gái đã đồng ý thì bà mai mới về báo lại cho nhà trai là mọi chuyện tốt đẹp, để nhà trai chuẩn bị lễ vật sang dạm hỏi. Lúc này nhà gái có quyền thách cưới nhà trai. Song, nhà trai có quyền “trả giá”, những lễ vật và tiền cưới thường được thách là có con số 9 ở sau cùng. Vì người Hoa quan niệm con số 9 là con số tốt, may mắn, cát tường. Lúc này, bà mai đóng vai trò trung gian, “hòa giải” để cuối cùng hai bên đi đến thỏa thuận. Sau đó tiến hành thêm một số nghi lễ cần thiết nữa, rồi sau đó cử hành hôn lễ. Lễ vật mà nhà trai ra mắt nhà gái thường được để vào thùng, thúng... khiêng từ nhà trai đến nhà gái.

Trong ngày cưới, gia đình nhà trai chọn giờ tốt để rước dâu, rồi sau đó báo cho nhà gái biết giờ mà nhà trai đến rước dâu. Khi đi rước dâu, cha mẹ nhà trai không được đi theo. Mà chỉ có bà mai và họ hàng của nhà trai cùng đi với chú rể. Vì theo họ, đám cưới là của con, con và dâu ăn đời ở kiếp với nhau, nhiệm vụ của cha mẹ là tổ chức, nên họ không đi theo, mà chỉ ở nhà dọn dẹp nhà của, sửa soạn để đón dâu. Ngày xưa, khi cô dâu về nhà chồng thì trên đầu có đội khăn che màu đỏ, phủ cả mặt, do bà mai cõng hoặc ngồi lên kiệu. Đi đến cổng nhà trai, cả đoàn phải dừng lại, đợi nhà trai đốt xong tràng pháo chào mừng rồi mới được vào. Trước cổng có gắn bảng “Tân hôn”, hai cột cổng có dán hai câu liễn đối bằng giấy hồng điều, hoặc bằng vải đỏ, với nội dung chúc phúc, chúc những điều tốt lành. Hai bên cổng có gắn hai lồng đèn màu đỏ hai đầu hướng vào nhau như vòm cổng đón chào. Có nơi người ta đặt một cà ràng hoặc một nồi lửa nhỏ ở ngạch cửa cho cô dâu bước vào để tống khứ mọi điều xui xẻo, đón rước những điều tốt lành đến với mình. Hoặc người ta đặt hai lu nước ở hai bên cửa, người trưởng tộc của nhà trai đứng giữa hai lu nước đó, hai tay cầm hai gáo múc ở hai lu sang qua, sang lại rồi đưa cho hai ông sui mỗi người hớp một miếng. Ngụ ý, tình cảm chan hòa của hai bên sui gia, thông gia giao hảo, bền chặt suốt đời. Đến giờ hành lễ, cô dâu và chú rể bái thiên địa, bái gia tiên... rồi quay ra tiếp khách. Trong những lúc công việc bận rộn, bạn bè của cô dâu, hoặc chú rể có thể cất giấu một vài vật dụng cần thiết của cô dâu, chú rể như: giày dép, trang phục hay vật dụng trang sức... để bắt buộc cô dâu chú rể làm những việc theo ý mình, như: chú rể phải hôn cô dâu trước mặt mọi người, hay chéo tay uống rượu, chú rể đút thức ăn cho cô dâu bằng miệng... hoặc dẫn bạn bè đi xem phim, hoặc đãi mọi người ăn sau khi hết tuần trăng mật.

Đặc biệt trong hôn lễ của người Hoa, người ta có mua một cặp gà trống, mái thật già, một cặp dừa khô để trong nhà, với mong ước đôi tân lang và tân giai nhân sẽ sống với nhau đến răng long đầu bạc. Hoặc cúng một con gà luộc, chéo cánh, miệng ngậm cộng hành sống, với quan niệm gia đình thông suốt trong tư tưởng, không có sự cãi vã nhau, sống êm đềm, hạnh phú, một cặp vịt trắng, cổ có buộc một sợi chỉ đỏ, cùng vô số liễn đối, cũng màu đỏ dán quanh nhà. Tất cả đều nhằm hướng tới cuộc sống bình an, hạnh phúc sau này; Chữ “song hỷ” được cắt thật to, bằng chữ Hán, giấy đỏ, dán giữa nhà. Khi cắt, người ta rất cẩn thận không để bị đứt lằn ngang nối hai chữ “hỷ”, vì sợ bị đứt đoạn, chia lìa... Và điều bắt buộc phải có đối với đôi vợ chồng mới cưới này là, trong đêm động phòng phải có tấm vải trắng lót trên giường, để xem cô dâu có còn trong trắng hay không.

Ngày nay, trước cuộc sống nhộn nhịp của thời kinh tế thị trường, người ta không có thời gian tổ chức cho đủ lễ, nên một số lễ không cần thiết đã bị giảm bớt, những hình tượng cát tường cũng như những ý niệm về những điều tốt lành cũng mai một dần. Hơn nữa, cuộc sống cộng cư lâu đời với các dân tộc Việt, Khmer, mà trong đó không ít người Hoa kết hôn với người Việt, người Khmer nên có ảnh hưởng ít nhiều về nghi thức trong hôn lễ giữa ba dân tộc. Những nghi thức rườm rà dần dần bị loại bỏ, quan niệm “môn đăng hộ đối” cũng không còn thịnh hành. Nam nữ được tự do yêu đương để đi đến hôn nhân. Đám cưới được tổ chức giản tiện hơn, phù hợp với kinh tế gia đình và đặc điểm địa phương. Không câu nệ về hình thức nhưng vẫn đảm bảo được các nghi thức trọng yếu và vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa Hoa trong sự giao thoa với văn hóa các dân tộc anh em.
Về Đầu Trang Go down
 
Hôn lễ người Hoa xưa và nay
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
SaDecFriends :: Quán cóc :: Bản tin :: Văn hoá - Giải Trí-
Chuyển đến